Câu chuyện về những tượng đài ở Sài Gòn thập niên 1960

Quốc gia nào cũng có những bức tượng đài với mục đích tuyên truyền kết hợp với nền văn hóa, nghệ thuật. Di sản tượng đài của Sài Gòn xưa cũng không phải là ngoại lệ.

Có thể nói, lịch sử cận đại của Sài Gòn đã trải qua 3 thời kỳ chính: thời Pháp thuộc, thời VNCH và thời nay. Pháp đã xây dựng những tượng đài của các nhân vật lịch sử người Pháp nổi bật trong giai đoạn Sài Gòn là xứ thuộc địa.

Sang đến thời VNCH, việc xây dựng những bức tượng kỷ niệm khắp các điểm nổi bật ở thủ đô Sài Gòn đã được nội các của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thực hiện trên một quy mô lớn, kể từ năm 1967, khi nền Đệ nhị Cộng Hòa được thành lập.

Hầu hết các tượng đài thời kỳ này đã bị dẹp bỏ, ngoại trừ một số tượng đài là Tượng An Dương Vương ở bùng binh Ngã 6 Chợ Lớn, Tượng Phù Đổng Thiên Vương nằm tại bùng binh Ngã 6 Sài Gòn; Tượng Phan Đình Phùng (thánh tổ Quân cụ) nằm trước bưu điện Chợ Lớn; Tượng Trần Hưng Đạo đặt tại công trường Mê Linh… Riêng với bức tượng quen thuộc với người Sài Gòn (vì nằm ngay trung tâm Quận Nhứt) là tượng Trần Nguyên Hãn tại bùng binh Quách Thị Trang, trước cửa chợ Bến Thành thì đã bị di dời năm 2014 để nhường không gian cho việc thi công ga Metro. Tượng Trần Nguyên Hãn (cùng với tượng đài Lê Lợi ở bùng binh Cây Gõ) đem về công viên Phú Lâm, còn tượng Quách Thị Trang thì đem về đặt ở công viên Bách Tùng Diệp (trước dinh Gia Long).

Bên cạnh những danh nhân lịch sử, các binh chủng, còn có tượng đài kỷ niệm như tượng Thủy quân Lục chiến trước tòa nhà Quốc hội. Tượng Thiên sứ Micae (thánh tổ binh chủng Nhảy Dù) để gần trại Hoàng Hoa Thám, Biệt Động Quân có tượng 3 người lính tại ngã sáu Lý Thái Tổ, và đài kỷ niệm “Tổ quốc Không gian” của Không quân trước mặt Tòa Đô Chánh. Tất cả những đài kỳ niệm này đã bị đập bỏ sau 1975.

Tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo

Đức Thánh Trần Hưng Đạo là người đã chỉ huy trận đánh quân Nguyên lần 3 trên sông Bạch Đằng năm 1288, nên được chọn đại diện cho hải quân (thánh tổ binh chủng hải quân VNCH).

Tượng Trần Hưng Đạo phía cổng vào Bộ Tư Lệnh Hải quân
Tượng Trần Hưng Đạo nhìn ra sông Sài Gòn

Tượng Trần Hưng Đạo và Công trường Mê Linh

Tượng Trần Nguyên Hãn

Trần Nguyên Hãn là hậu duệ của vua Trần, sau theo phò Lê Lợi đánh bại quân Minh xâm lược. Trong thời gian đánh giặc, ông đã dùng những chú chim bồ câu mà ông nuôi dưỡng, huấn luyện để chuyển thư qua lại với chủ tướng Lê Lợi và các đầu mối quân sự khác. Có lần khi đang đóng quân trấn giữ thành Võ Ninh thì bị quân Minh kéo đến vây chặt, tình thế rất nguy khốn, Trần Nguyên Hãn đã viết thư cầu cứu rồi buộc vào chân chim. Nhờ thư do chim bồ câu mang đến, Bình Định vương Lê Lợi biết được tình hình liền cho quân tiếp viện đến Võ Ninh phá vỡ vòng vây giải cứu. Vì vậy nên năm 1967, Trần Nguyên Hãn được suy tôn là “thánh tổ của binh chủng truyền tin VNCH”. Tượng đài Trần Nguyên Hãn được dựng trước chợ Bến Thành cũng có thêm hình tượng chim bồ câu đưa tin.

Tượng Trần Nguyên Hãn – Thánh tổ binh chủng Truyền tin VNCH

Tượng Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành

Tượng Trần Nguyên Hãn được xây dựng từ năm 1965

Tượng Trần Nguyên Hãn với chim bồ câu đưa tin

Tượng Trần Nguyên Hãn đã được di dời khỏi vị trí trước chợ Bến Thành nhằm phục vụ việc thi công Nhà ga Metro Bến Thành – Suối Tiên. Sau đó, tượng được đưa về công viên Phú Lâm, quận 6

Di dời tượng Trần Nguyên Hãn

Cũng tại vị trí bùng binh này, trước tượng Trần Nguyên Hàn thì đã có tượng đài Quách Thị Trang được dựng lên sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ (Quách Thị Trang là phật tử tham gia trong cuộc biểu tình phản đối chính sách bất bình đẳng tôn giáo của chế độ Đệ nhất Cộng hòa và hy sinh vào ngày 25 tháng 8 năm 1963).

Tượng đài Quách Thị Trang (lúc này chưa có tượng đài Trần Nguyên Hãn
Tượng Quách Thị Trang khi chưa có tượng đài Trần Nguyên Hãn
Biểu tình tại bùng binh Quách Thị Trang (1965)
Tượng Quách Thị Trang sau khi đã có thêm tượng đài Trần Nguyên Hãn

Tượng đài An Dương Vương (Hội trường Diên Hồng)

An Dương Vương với truyền thuyết “nỏ thần” là đại diện cho pháo binh, được dựng tượng trước trụ sở Thượng Nghị Viện (hội trường Diên Hồng), ngay đường Bến Chương Dương:

Tượng đài An Dương Vương tại Bến Chương Dương, Thánh tổ binh chủng Pháo binh VNCH

Tượng đài An Dương Vương phía trước Hội trường Diên Hồng, sau này là trụ sở Thượng Viện, và nay là Thị trường Chứng Khoán TP. HCM
Tượng đài An Dương Vương phía trước Hội trường Diên Hồng, bến Chương Dương

Tượng đài An Dương Vương, bến Chương Dương

Tượng đài này đã được hạ xuống và đang được triển lãm bên trong Bảo tàng Mỹ thuật thành phố đường Phó Đức Chính (Nhà chú Hỏa):

Tượng đài An Dương Vương (Ngã Sáu Chợ Lớn)

Tượng đài An Dương Vương đang được xây dựng vào cuối năm 1966 tại Ngã 6 Minh Mạng, Chợ lớn

Tượng An Dương Vương nằm giữa Quận 5 và Quận 10

Toàn cảnh Ngã Sáu, Chợ Lớn

Tượng đài Phù Đổng Thiên Vương

Nhân vậy huyền thoại Phù Đổng với giáp sắt cưỡi ngựa sắt được chọn là hình tượng đại diện cho binh chủng thiết giáp:

Tượng Phù Đổng Thiên Vương, Thánh tổ Binh chủng Thiết giáp, nằm ở ngã 6 Phù Đổng (Ngã 6 Sài Gòn cũ)

Tượng Thánh Gióng (Phù Đổng) được dựng năm 1966 nằm tại ngã sáu đầu đường Nguyễn Trãi. Tượng nổi tiếng đến độ tên bức tượng trở thành tên của cả một giao lộ, người ta thường gọi là “Ngã sáu Phù Đổng”
Ngã 6 Phù Đổng, bên trái là đường Lê Văn Duyệt, nay là Cách mạng Tháng 8

Tượng đài Chiến sĩ Vô danh

Tượng đài Chiến sĩ Vô danh giữa ngã tư Hồng Bàng – Tổng Đốc Phương
Tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh, nơi này ngày nay là ngã tư Hùng Vương – Châu Văn Liêm

Tượng đài Chiến Sĩ Vô Danh chụp năm 1968

Tượng Hai Bà Trưng

Tượng Hai Bà Trưng với đoàn Thanh nữ Cộng hòa của bà Ngô Đình Nhu (chụp năm 1962)
Tượng Hai Bà Trưng được xây dựng tại Công trường Mê Linh, nơi sau này được thay thế bằng tượng Trần Hưng Đạo như nhắc tới ở trên

Tượng Hai Bà Trưng, hình chụp năm 1963, trước khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ

Tượng Hai Bà Trưng bị phá hủy năm 1963 vì người ta cho rằng hình ảnh Hai Bà Trưng trên tượng rất giống với hai mẹ con bà Ngô Đình Nhu

Bức tượng đã bị giật đổ bằng dây thừng…

Bức tượng chỉ còn lại phần chân đế

Tượng Thủy quân Lục chiến

Tượng Hai người lính Thủy quân Lục chiến trước Hạ Nghị Viện, bên trong công trường Lam Sơn

Toàn cảnh vị trí bức tượng ở công trường Lam Sơn

Tượng Biệt Động Quân

Tượng Biệt Động Quân tại bùng binh ngả bảy Lý Thái Tổ

Toàn cảnh bức tượng tại giao lộ Lê Hồng Phong – Ngô Gia Tự ngày nay

Tượng đài Lê Lợi

Bình Định Vương Lê Lợi – người anh hùng áo vải, làm nên vương nghiệp từ một người nông dân bình thường nên đại diện cho địa phương quân.

Tượng đài Lê Lợi – Thánh tổ lực lượng Địa phương quân và nghĩa quân VNCH

Tượng đài Lê Lợi đặt ở bùng binh Cây Gõ, nhưng đã bị dời về công viên Phú Lâm để nhường chỗ cho việc xây cầu vượt ở vị trí này.

Tượng đài Lê Lợi tại bùng binh Cây Gõ

Tượng đài Lê Lợi nằm tại Công trường Duy Linh xưa

Tượng Phan Đình Phùng

Nhà cách mạng Phan Đình Phùng nổi tiếng với việc cùng Cao Thắng sản xuất nhiều súng nên đại diện cho quân cụ. Tượng đài được dựng trước Bưu điện Chợ Lớn:

Tượng Phan Đình Phùng, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam

Tượng Phan Đình Phùng, là Thánh tổ Quân cụ VNCH, cách khoảng 200m trước nhà Bưu điện Chợ Lớn

Tượng Phan Đình Phùng trước Bưu điện Chợ Lớn

Tượng Cảnh sát Quốc gia

Tượng đài Cảnh Sát Quốc gia, nằm ở cuối đường Hồng Thập Tự, Ngã sáu Cộng Hòa

Tượng Thiên sứ Micae

Đây là tượng đài “thánh tổ binh chủng” duy nhất là nhân vật không phải là người Việt:

Tượng này được tôn là Thánh tổ Binh chủng Nhảy Dù VNCH, ở đường vào trại nhảy dù Hoàng Hoa Thám – Tân Sơn Nhứt

chuyenxua.net biên soạn

1 bình luận về “Câu chuyện về những tượng đài ở Sài Gòn thập niên 1960”

  1. Tượng Thiên sứ Micae, thánh tổ binh chủng Nhảy Dù không phải ở đường vô trại Hoàng Hoa Tham TSN ! Tượng đài được đặt ở góc mũi tàu của công viên trong Quân 5 Chơ lớn , từ đường Trần Hưng Đạo vô hướng Chơ lớn, quẹo phải ở ngã tư THD & An Bình, đi hết đường sẽ gặp tượng đài ở bên tay phải!

    Trả lời

Viết một bình luận